Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Sự xung đột trên thế giới Đa cực
Sau 8 năm cầm quyền, khi Tổng thống Bush ra đi ông sẽ không được thanh thản như ông Clinton trước đây. Ông đi, và đi mãi... nhưng bụi trần còn vương áo cowboy, vì viễn tượng nước Mỹ đang đứng trên bờ vực thẳm, do hậu quả nền kinh tế suy thoái gây nên bởi điều lệ cho vay dễ dàng để mỗi người dân được quyền làm chủ căn nhà gây nên













Ngoài ra, sự sai lầm trong sách lược ngoại giao trong đó cuộc chiến Iraq là một trong những nguyên nhân chính. Nếu nhìn ngược về quá khứ trong 8 năm cầm quyền dưới thời Clinton, ngày rủ áo từ quan, ông đã trả hết nợ nần do ông Bush cha để lại, cộng thêm ngân sách quốc gia thặng dư.


Ngày nay, khi Tổng thống Bush ”con” về vườn nuôi bò cỡi ngựa, kẻ thừa kế của ông cho dù Barrack Obama hay John McCain ngọai trừ các vấn đề xã hội, y tế và kinh tế, nước Mỹ còn phải đối diện về đối ngoại như sau:


1, Trận chiến Iraq còn đang tiếp diễn


2, Mối tương quan tương lai giữa Hoa Kỳ và Iran


3, Hoạch định chiến lược cho Afghanistan


4, Vai trò của Hoa Kỳ cùng Pakistan sẽ ảnh hưởng ở mức độ nào đối với Afghanistan


5, Chính sách Hoa Kỳ đối với Nga Sô trước sự bành trướng ảnh hưởng và thế lực trong khối Đông Âu và Iran.


6, Duy trì ảnh hưởng đối với NATO cùng các quốc gia Âu Châu, Đông Âu, Trung Á trước áp lực của Nga Sô.


 7,Hoa Kỳ đứng trước những thách thức lớn mạnh cũng như manh nha uy hiếp trong vùng Đông Nam Á của Trung Quốc.


8, Do thái trước áp lực của Iran và các quốc gia Trung Đông


9, Thị trường dầu hỏa và những liên hệ đối với OPEC


10, và vân vân..


Những đơn cử trên chỉ là một trong những điểm quan trọng rồi đây người lãnh đạo Hoa Kỳ phải vạch rõ. Trong đó, hiện tượng Nga Sô là điều Hoa Kỳ cùng khối NATO đang và sẽ phải đối diện. Thật ra, cuộc tiến công 5 ngày trên lãnh thổ George trước đây của Nga sô, Hoa Kỳ và khối  NATO đã không ngăn chận một cách hữu hiệu không phải vì Lực lượng Nga sô mạnh hơn Hoa Kỳ hay NATO. Nhưng vì quân đội Hoa Kỳ bị chôn chân ở chiến trường Iraq, Afghanistan. Hơn thế nữa Nga Sô biết được thế yếu của Hoa Kỳ không đủ khả năng để có thể can thiệp (intervention) trực tiếp vào một cuộc chiến nào nữa. Cộng thêm 3 yếu tố dưới đây để Nga thao túng Đông Âu:


Thứ nhất: Hiện nay khối Âu Châu lệ thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng khí đốt của Nga Sô, nhất là Đức. Âu châu không có khả năng và không dám trừng phạt kinh tế cũng như quân sự đối với Nga Sô.


Thứ hai: Hoa kỳ đang đối đầu với Iran. Nga Sô muốn trói tay Hoa Kỳ bằng cách tiếp tục viện trợ cho Iran về kỹ thuật và bán ra các loại tiềm thủy đỉnh cùng chiến xa. Mặt khác, Nga Sô gián tiếp ủng hộ Iran trong chiêu bài chống Do thái, gây nên những đảo lộn tại Trung Đông trên thị trường dầu hỏa, một lợi khí mà Hoa Kỳ và Âu Châu phải lệ thuộc.


Thứ ba:  Ảnh hưởng của Nga Sô rất nhiều đối với Nicaragua, Venezuela và Cuba. Ngoài ra bọn khủng bố thuộc khối Trung Đông và thành phần cánh tả của Châu Mỹ Latin (Latin American) vì thù ghét người Mỹ nên đã quay sang ủng hộ Nga Sô. Gần đây, vào ngày 11 tháng 9 Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã tuyên bố tại Moscow cho biết các loại hỏa tiển tầm xa và tầm ngắn sẽ khởi hành đến vùng biển Caribbean, phối hợp thực tập chiến tranh cùng Venezuela vào tháng 11. Nga Sô cũng sẽ gửi đến một trong những chiến hạm Pyotr Velikiy cực mạnh (powerful warship) có trang bị đầu đạn nguyên tử dưới sự chỉ huy của Phó đô đốc Chabanenko. Bên cạnh đó, Moscow sẽ thiết lập 2 căn cứ Hải quân và Không quân cùng một dàn phóng hoả tiễn tại Venezuela. Đối với các động thái giữa Moscow và Venezuela, phát ngôn viên Bộ ngoại giao cho rằng đây là việc bình thường đã có chương trình từ trước, tuy nhiên giới quan sát cho biết đây là hành động trả đũa (retaliation) Hoa Kỳ trong việc dùng chiến hạm để viện trợ thực phẩm và y tế đến Georgia vào tháng 8.


Nga thử thành công tên lửa tầm xa kỷ lục


Những điều tuyên bố của phát ngôn viên Bộ ngọai giao đã trái ngược với những gì Thủ tướng Putin đã nói và đã hành động. Cụ thể rằng Moscow đã lệnh khẩn cấp các chiến hạm Nga Sô trực chỉ biển đen (Black Sea) tiến đến Venezuela chậm nhất là trung tuần tháng 11. Đồng thời Putin cũng đã cấp tốc chuyển sang Venezuela 2 supersonic Tu-160s loại bom chiến lược có thể mang 12 KH-55 long-range với trọng tải là 200-kiloton và bắn đi với độ xa tối đa là 1,900 miles. Tu-160s đã đến vào ngày thứ ba; 30 tháng 9. Sau 13 giờ bay từ phi trường Engels tại Saratov Oblast với mục đích “huấn luyện”.  Theo thông tấn xã ITAR-TASS cho biết Tu-160s sẽ trở lại vào ngày 25 tháng 9. Nhưng khác với Tass, ông Chavez lại tuyên bố rằng Tu-160s sẽ ở lại nước ông vô thời hạn.


Nếu cường độ tranh chấp như hiện nay giữa Nga Sô-Tây phương, thì Tu-160s trên lãnh thổ Venezuela sẽ là lọai vũ khí đóng vai trò chiến lược hoặc Tu-160s có thể ảnh đến các cuộc thương thuyết sau nầy. Một điều quan trọng khác, nếu các phi đạn của Hoa Kỳ tại Poland có thể bắn đi trên khắp các nước Đông Âu, Nga sô và Iran, thì Tu-160s của Nga sô tại Venezuela có khả năng uy hiếp các vùng phía Nam nước Mỹ bằng những cuộc tấn công ở mức độ bay thấp (low-flying, có thể sẽ tránh được intercept khi bắn lên). Tuy nhiên, theo tinh thần thỏa ước tài giảm vũ khí được ký kết giữa Nga và Mỹ vào tháng 11 năm 1991; thì những loại vũ khí chiến lược và tính sát hại nầy phải được hủy bỏ các đầu đạn nguyên tử. Và nếu đúng như tinh thần ấy thì Nga Sô buộc phải tháo gở và rút Tu-160s về lại căn cứ Engels, và những lời tuyên bố của tướng Pavel Androsov, Tư lệnh vũ khí chiến lược là đúng. Ngược bằng, mọi nỗ lực phát triễn kinh tế và thương mại của Nga Sô sẽ bị Hoa Kỳ cô lập. Riêng Tổng thống Hugo Rafael Chavez sẽ phải trả một giá rất đắc với những loại vũ khí Không - đối- Không của Hoa Kỳ.


Nhìn vào những hiện tượng trên chúng ta nhận thấy Nga Sô có một số điểm thuận tiện hơn Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người lãnh đạo tương lai tại Bạch Cung sẽ phải hoạch định một sách lược mới để trực diện cùng Nga Sô trước những biến thiên thời đại. Song song với một thái độ cứng rắn ấy, Tổng thống Hoa Kỳ còn phải giải quyết cấp thời cuộc chiến Iraq và Afghanistan cùng sự xung đột Pakistan. Một giả thuyết, còn là lời đề nghị hiện nay của giới quân sự Hoa Kỳ cho rằng quân đội Mỹ sẽ phải hiện diện trong vùng Baltics. Mặc dầu vùng nầy thuộc trách nhiệm của khối NATO. Tuy nhiên, muốn kiểm soát vùng Baltics, Hoa Kỳ cần phải có sự đồng tình và tham gia của Đức. Nếu yếu tố Đức không tán thành thì Baltics sẽ vô hiệu hóa. Thêm nữa, muốn lực lượng Baltics được hiệu quả thì Hoa kỳ không thể bị chi phối ở các mặt trận khác, vìø không thể nhờ vả ở sự trợ lực của quân đội thuộc khối Âu châu, do bởi lý do Âu châu không đoàn kết và quân đội yếu kém trong 20 năm nay. Đây chính là ký do để Hoa Kỳ rất khó thương thuyết với Nga Sô vì không có một Âu châu đoàn kết và sức mạnh quân đội hậu thuẩn.


Để giải quyết thế trừ (-) hiện nay, tân Tổng thống Hoa Kỳ ngoại trừ trách nhiệm vực dậy nền kinh tế suy sụp do người tiền nhiệm để lại. Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề “tái trí và tài trợ” lực lượng NATO, xử dụng NATO như một thành phần chủ lực để có thể tạo nên sức ép. Ngược lại NATO phải hổ trợ Hoa Kỳ trong các tranh chấp thuộc các quốc gia thành viên. Tóm lại giữa NATO và Hoa Kỳ hoặc Hoa Kỳ và NATO phải có sự liên kết như chân trái và chân phải thì mới có thể đứng vững được, hầu phản ứng kịp thời mọi tình huống.


Như chúng ta đã thấy Hoa Kỳ chưa thể rút quân khỏi Iraq, Afghanistan. Trong khi đó, Iran và Bắc Hàn vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, Nga Sô xua quân tiến chiếm các quốc gia Đông Âu và Trung Á (như đã làm), tái vũ trang lại các đầu đạn nguyên tử (như đang làm), Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng thế lực Á châu và uy hiếp các quốc gia lân bang. Vấn đề được đặt ra rồi đây Âu Châu-NATO- Do Thái- Hoa Kỳ sẽ phải hành động ở mức độ nào để có thể ngăn chận được làn sóng chuyển động ở thế đa cực trong thế kỷ 21. Do đó, để chận đứng những nguy cơ đã đến và sẽ xảy ra tương lai các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch thế giới hóa cơ động ở mức độ hiện đại, nghĩa là Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ những quốc gia “thân Mỹ” vào các dự án phòng thủ (bao gồm nhiều phương diện và phương tiện trong dư án nầy).


Dĩ nhiên ở những chuyển động nầy Việt Nam chúng ta cho dù không muốn nhưng cũng không thể đứng ra ngoài các tranh chấp. Do đó, để hóa giải những tiêu cực sẽ đến trên bàn cờ thế giới, chúng ta cần một think- tank trợ giúp cho những người làm chính sách hoạch định con đường mới cho đất nước chúng ta. Đồng thời tránh khỏi cơn sóng Đại Hán đang lăm le thổi vào bờ biển Việt Nam.


 


Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152744668.